Dị ứng thức ăn áp dụng ngay những cách chữa tại nhà này

Tình trạng dị ứng thức ăn thường gặp có thể gây nên một số nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần tìm hiểu về chứng bệnh này cũng như cách điều trị hiệu quả.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là bệnh gì?

Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ thống miễn dịch lầm tưởng một loại thực phẩm nào đó có hại. Bệnh lý này có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoăc kéo dài trong một khoảng thời gian (mãn tính). Trong đó phản ứng dị ứng thức ăn cấp tính thường nghiêm trọng và có thể gây ra sốc phản vệ – phản ứng đe dọa tính mạng.

1. Nguyên nhân dị ứng thức ăn

Cơ chế miễn dịch của cơ thể liên quan khá lớn đến dị ứng thức ăn. Cụ thể, nếu hệ miễn dịch quá mẫn cảm với một loại thức ăn nào đó được đưa vào cơ thể, nó sẽ tăng sinh kháng thể globulin miễn dịch E (hay còn gọi là kháng thể IgE) để chống lại, đồng thời trung hòa dị nguyên (yếu tố lạ) trong thức ăn. Nhưng quá trình tăng sinh kháng thể globulin miễn dịch E này, hệ thống miễn dịch của cơ thể từ tế bào mast dưới da sẽ đồng thời giải phóng hàng loại histamin. Histamin là nguyên nhân kích hoạt phản ứng dị ứng cả ngoài da, hệ tiêu hóa, thần kinh, hô hấp đến sốc phản vệ.

Phần lớn dị ứng thức ăn xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, trẻ em chiếm từ 5 – 7% dân số (chủ yếu trẻ em dưới 4 tuổi), người lớn khoảng 3% dân số. Những người có tiền sử gia đình (cha mẹ mắc các bệnh mề đay, chàm, hen suyễn, dị ứng), tiền sử dị ứng với thức ăn trước đó, mắc các dị ứng khác (viêm mũi dị ứng, chàm), trẻ em có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người bình thường.

Trong đó nhóm thức ăn dễ gây ra dị ứng nhất là một số protein có trong động vật có vỏ (tôm, cua,…), đậu phộng, hạt cây (như quả hồ đào, quả óc chó,..), cá, trứng,…

2. Dấu hiệu bị dị ứng thức ăn

Tùy theo cơ địa, lượng thức ăn tiêu thụ mà triệu chứng dị ứng thức ăn sẽ nặng hay nhẹ, biểu hiện cũng có phần khác nhau. Nhưng thông thường, người bị dị ứng thức ăn thường xuất hiện các biểu hiện:

  • Nổi mề đay cấp tính là biểu hiện lâm sàng nhẹ, đặc trưng và dễ nhận biết nhất. Các nốt mẩn đỏ, sưng, ngứa ngáy khó chịu có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng đám, lan rộng nhanh chóng nếu như người bệnh gãi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mề đay có thể gây phù nề đường hô hấp, tiêu hóa, làm mạch máu bị giãn gây giảm đột ngột huyết áp.
  • Những vùng da xung quanh môi, mặt có thể bị tấy đỏ, sưng, phù nề.
  • Ngứa râm ran, ngứa trong miệng xảy ra chỉ vài phút sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể. Thường xảy ra với trái cây, rau củ chứa pollens.
  • Tức ngực, khó thở do các chất dị ứng trong thức ăn kích hoạt phản ứng miễn dịch khiến tế bào bạch cầu (eosinophilis) tăng số lượng lớn dẫn đến thực phẩm bị viêm, cổ họng bị thắt chặt.

Triệu chứng dị ứng thức ăn

  • Tụt huyết áp là dấu hiệu dị ứng thức ăn nguy hiểm tính mạng do gây ra hiện tượng chóng mặt, khó thở, choáng và bất tỉnh.
  • Chàm bội nhiễm (Eczêma) làm xuất hiện các nốt phát ban có vảy, khiến người bệnh ngứa ngáy, đau đớn. Bệnh lý này thường gặp khi người bệnh dị ứng với trứng, sữa, bột mì, cá,…
  • Rối loạn tiêu hoá khiến người bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc nôn mửa. Thông thường sẽ xuất hiện sau khi ăn thực phẩm chứa gluten hoặc lactose.

3. Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Thông thường, dị ứng thức ăn kéo dài trong khoảng 4 – 24 tiếng hoặc 2 – 3 ngày. Nếu như được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, không thể xác định được thời gian khỏi bệnh chuẩn xác do còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, khả năng hồi phục của mỗi người, chất gây dị ứng mạnh hay nhẹ,…

4. Dị ứng thức ăn có được tắm không?

Khi bị dị ứng thức ăn, người bệnh có thể tắm nhưng không nên tắm nhiều và không sử dụng nước lạnh để tắm. Nguyên nhân là do nhiệt lạnh khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tác động giải phóng chất trung gian gây ngứa là histamin H2. Tốt nhất, người bệnh nên tắm với nước ấm từ 36 – 37 độ C, hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước và nên lau khô người, tránh gió lạnh sau khi tắm.

Bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

Chữa dị ứng thức ăn tại nhà trong nhiều trường hợp sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng, giảm những biến chứng nguy hiểm khi không điều trị.

1. Cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà

Dưới đây là một số cách chữa dị ứng thức thức ăn tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

  • Bài thuốc 1: Sắc cây đơn kim, lá đơn tướng quân, lá đơn tía mỗi thứ 15g, cây đơn nem 10g thành nước rồi uống mỗi ngày để thuyên giảm triệu chứng mẩn ngứa, sưng nề.
  • Bài thuốc 2: sắc 100g lá hoa đỗ quyên thành nước, rửa những vùng da bị mề đay mẩn ngứa do dị ứng thức ăn.
  • Bài thuốc 3: Nấu 10g hoa quế để lấy nước uống.
  • Bài thuốc 4: lấy lượng vỏ táo chua, vỏ nhãn lượng bằng nhau đi sắc lấy nước để rửa vùng da ngứa.
  • Bài thuốc 5: pha chanh với mật ong và nước ấm uống hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch.

2. Bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì?

Trong trường hợp không cải thiện hoặc nặng hơn thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc đặc trị như sau:

  • Thuốc kháng histamin H1 như chlopheniramin, promethazin, sirô phenergan, clarytine,…có công dụng chính là kiểm soát histamin sản sinh trong cơ thể do đó giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ ngoài da.
  • Thuốc chống co thắt phế quản được sử dụng để chống co thắt phế quản, thường dùng cho người bệnh hen suyễn khi bị dị ứng thức ăn. Các thuốc thường được sử dụng là salmeterol, salbutamol dạng hít kết hợp với corticoid dạng hít như symbicort, seretid,…
  • Thuốc trợ tim mạch được sử dụng trong trường hợp sốc phản vệ, được dùng kết hợp với thuốc kháng histamin.

Nếu như áp dụng cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà không hiệu quả, nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

→ Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị Ứng Thời Tiết – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Chuyên Gia Chỉ Cách Giải Quyết Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết An Toàn, Không Tái Lại

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt bạn đã biết

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Bài thuốc chữa mề đay mãn tính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Cuộc đời ‘sang trang mới’ nhờ trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, mề đay đặc biệt là mề đay mãn tính không?

Dị ứng băng vệ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ẩn