Dị ứng cơ địa nên ăn gì và kiêng ăn gì? Nhớ ngay những thực phẩm này
Kiêng cữ trong ăn uống rất quan trọng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến dị ứng. Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc và gia đình của họ. Nếu đang có cùng thắc mắc trên, bạn nên chú ý một số nhóm thực phẩm được giới thiệu dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh dị ứng cơ địa rất quan trọng vì có thể giúp cho tình trạng bệnh được kiểm soát hoặc tiến triển nặng hơn. Do đó, xây dựng một thực đơn phù hợp rất cần thiết cho bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng như dự phòng tái phát sau khi điều trị xong.
I. Dị ứng cơ địa do đâu?
Dị ứng cơ địa là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn. Hệ thống này sẽ quy định và nhận diện một số yếu tố có thể gây hại cho cơ thể. Nếu cơ thể có tiếp xúc với các yếu tố mà hệ thống miễn dịch xác định là chất gây hại thì lập tức các kháng thể IgE sẽ được sinh ra.
Có rất nhiều yếu tố gây dị ứng cơ địa trong cuộc sống như các loại thực phẩm đưa vào cơ thể, một số yếu tố trong môi trường sống, tình trạng vệ sinh, các vấn đề về thời tiết, các yếu tố tiếp xúc với da,… gọi chung là dị ứng nguyên.
Thông thường, tình trạng dị ứng cơ địa không nguy hiểm, chỉ gây ra một số khó chịu nhất định trên bề mặt da. Tuy nhiên đặc điểm của dị ứng cơ địa là dai dẳng, dễ bùng phát trở lại thành từng đợt nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy, vấn đề dinh dưỡng, thực phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng mà bệnh nhân dị ứng cơ địa và gia đình người bệnh cần tìm hiểu rõ.
II. Nên ăn gì khi bị dị ứng cơ địa?
Theo các chuyên gia, nếu bị dị ứng cơ địa, bệnh nhân cần chú ý đến những loại thực phẩm có khả năng ức chế sự quá mẫn do dị ứng và các nhóm thực phẩm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân dị ứng cơ địa thường được khuyên dùng một số thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu quercetin – Hành tây
Quercetin (C15H10O7) là một loại flavonol thực vật có nguồn gốc từ flavone. Đây là thành phần đặc biệt có lợi cho những trường hợp dị ứng. Khi vào cơ thể, quercetin có thể giúp giảm các phản ứng cảm cúm, ngứa, mắt mũi, chảy nước mắt,… do dị ứng gây ra.
Quercetin có trong nhiều loại rau củ nhưng tập trung nhiều nhất là ở hành tây và quả cơm cháy (elderberries), đặc biệt là phần gốc và thân hành có nồng độ quercetin cao nhất. Ngoài hành tây, bạn cũng có thể bổ sung thêm quercetin cho cơ thể bằng măng tây, các loại rau họ cải, ớt chuông, táo,…
2. Thực phẩm giàu vitamin C – ỔI
Vitamin C có nhiều tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch, trong đó đáng chú ý nhất là khả năng tăng cường miễn dịch, tổng hợp chất và trung hòa đào thải độc. Đối với người bị dị ứng cơ địa, khả năng trung hòa đào thải độc từ các loại dị ứng nguyên rất tốt cho sức khỏe và làn da. Ngoài ra vitamin C cũng giúp thúc đẩy oxy hóa nhanh một số gốc tự do có hại cho cơ thể.
Nguồn bổ sung vitamin C trong tự nhiên rất đa dạng, bảng có thể dễ dàng cung cấp vitamin C với các loại trái cây, rau xanh. Ổi là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất, ngoài ra các loại rau cải xoăn, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, các loại quả như đu đủ, dâu, dứa, cam,… cũng là nguồn cung cấp vitamin C phong phú.
3. Thực phẩm giàu bromelain – Dứa
Bromelain là một trong những loại enzyme có khả năng phân giải các protein tiêu hóa. Thành phần này đặc biệt có lợi trong một số trường hợp dị ứng cơ địa do các protein lạ từ thực phẩm. Các chế phẩm từ bromelain có thể ứng dụng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, viêm sưng đau, các triệu chứng tiêu hóa và hô hấp.
Trong tự nhiên, dứa là một trong những thực phẩm hiếm hoi có chứa bromelain. Ngoài ra như đã nêu ở trên, dứa còn có một lượng vitamin C nhất định, tốt cho những trường hợp dị ứng cơ địa.
*Lưu ý: tuy dứa có những tác dụng nhất định với bệnh nhân bị dị ứng cơ địa nhưng cũng có nhiều trường hợp dị ứng với dứa. Nếu đang bị dị ứng với dứa thì bạn nên chọn các loại thực phẩm khác, nếu không biết có dị ứng với dứa hay không thì bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, và theo dõi có dị ứng hay không và dừng sử dụng dứa nếu có phản ứng.
4. Thực phẩm giàu probiotic – Sữa chua
Probiotic là một trong những lợi khuẩn có tác dụng tích cực giúp chống lại những vấn đề về dị ứng, nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bị dị ứng cơ địa nên ăn một số thực phẩm cung cấp probiotic cao, điển hình là sữa chua, một số loại thực phẩm lên men như kim chi, cải chua, miso, một số loại pho mát,…
Với trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng cơ địa, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ dùng sữa mẹ vì đây là thực phẩm tốt nhất cho bé trong giai đoạn này, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé, bao gồm cả probiotic tự nhiên.
5. Bổ sung nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể bạn, chiếm đến hơn 70% trọng lượng cơ thể bạn. Không chỉ giúp cho cơ thể hoạt động ổn định, nước còn có tác dụng trung hòa nhiều thành phần trong máu, hỗ trợ bài tiết, giải độc. Do đó với người dị ứng cơ địa nên ăn các thực phẩm mọng nước, ăn canh trong các bữa ăn và uống đủ lượng nước trong ngày.
Bạn cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nước ép từ một số loại rau củ quả có lợi được giới thiệu ở trên. Đây là cách để giúp bạn vừa có đủ nước vừa cung cấp nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.
III. Kiêng ăn gì khi bị dị ứng cơ địa?
Bên cạnh một số loại thực phẩm có lợi khi bị dị ứng cơ địa, người bệnh và gia đình cũng được khuyên nên chú ý kiêng cữ một số thực phẩm không tốt cho tình trạng dị ứng. Tiêu biểu là một số thực phẩm sau:
1. Thức ăn cay
Các loại thức ăn cay, gia vị cay nồng như tiêu, ớt,… phần lớn đều được khuyên nên kiêng hoặc giảm sử dụng khi bị dị ứng cơ địa. Mặc dù không trực tiếp gây ra dị ứng cơ địa tuy nhiên các thức ăn cay có thể khiến cho tình trạng dị ứng khó chịu hơn.
Đặc biệt là chất Capsaicin trong ớt và một số gia vị cay có thể khiến cho tình trạng dị ứng nặng hơn, gây chảy nước mắt, nước mũi, nhảy mũi,… Do đó tốt nhất bạn nên kiêng các thức ăn cay khi bị dị ứng cơ địa hoặc giảm bớt độ cay để tránh gây ra các phản ứng không mong muốn.
2. Kiêng rượu bia
Rượu bia và các thức uống có cồn là một trong những nhóm thức uống cần phải kiêng cữ với hầu hết các bệnh lý, không riêng gì những trường hợp bị dị ứng cơ địa. Đối với những trường hợp dị ứng cơ địa khi sử dụng rượu bia sẽ làm cho các mạch máu bị giãn nở, gây đỏ ửng ngoài da, khô da và ngứa.
Ngoài ra, sử dụng bia rượu với người dị ứng cơ địa có thể kèm theo tình trạng tăng histamine dưới da gây ngứa và bùng phát các phản ứng dị ứng do rượu bia và các thức uống có cồn hầu hết đều sản sinh histamine trong quá trình nấu. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dị ứng cơ địa, rượu bia còn khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu đi.
3. Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng
Tuy mỗi người có thể dị ứng với những thực phẩm khác nhau nhưng một số thực phẩm có tỉ lệ dị ứng cao hơn các loại thực phẩm khác. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên cẩn thận với một số nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như:
- Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò
- Trứng và một số thực phẩm từ trứng
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
- Gluten trong một số loại ngũ cốc, lúa mạch
- Một số loại quả hạch, quả có vỏ cứng
- Cá và một số loại động vật có vỏ, hải sản khác
Tuyệt đối không nên lựa chọn các loại thực phẩm này nếu trước đây bạn đã từng bị dị ứng. Nếu chưa từng bị dị ứng trước đây với các loại thực phẩm trên, bạn cũng nên hạn chế sử dụng, không ăn nhiều.
4. Một số thực phẩm khác
Bên cạnh một số thực phẩm được gợi ý nên tránh ở phần trên, bạn cũng cần lưu ý đến một số thực phẩm khác cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng cơ địa, bao gồm:
- Một số loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn có thể thúc đẩy tình trạng dị ứng, khó chịu
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm ngọt
- Không nên ăn quá mặn, các thực phẩm có nhiều muối
Với một số thắc mắc trên, hi vọng bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi người bị dị ứng cơ địa nên ăn gì và kiêng gì? Xây dựng một thực đơn với các thực phẩm phù hợp được gợi ý trong bài viết trên đây có thể giúp bạn giảm đáng kể tình khó chịu do dị ứng cơ địa. Chúc bạn áp dụng thành công và cải thiện được sức khỏe của mình trong thời gian tới.
Người bị dị ứng cơ địa nên biết
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021
cho e hỏi bị dị ứng cơ địa co tắm được ko ạk
và làm sao để điều trị tận gốc ạk
Tôi cũng bị cơ địa dị ứng đây , bệnh này bạn điều trị bằng bài thuốc đông y này nè . tôi điều trị mấy tháng trời mới hết bị dị ứng đó .
http://www.benhmedaymanngua.com/chua-khoi-me-day-sau-sinh-bang-bai-thuoc-gia-truyen-dong-ho-minh.html
cho em hỏi em mẩn ngứa mới 5 tháng nay thôi điều trị bằng thuốc này được không ạ ?
anh Hưng Cho em xin đĩa chỉ và số điện thoại để mua thuốc với anh ơi ?
bệnh ngứa thì điều trị bằng bài thuốc này là chuẩn rồi mình cũng đang theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn điều trị đến nay là 2 tháng rồi nhìn chung chỉ hiện tại đỡ khoảng 80% rồi .
mình gửi cả nhà địa chỉ và sđt của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây nhé .
>> Địa chỉ cụ thể: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình.- Hà Nội
>> Điện thoại: 02462 536 649 – 0963 302 349.
>>> https://dominhduong.com/chua-me-day-man-ngua-triet-de-nho-bai-thuoc-dong-y-gia-truyen-dong-ho-do-minh-1488.html
Tôi ở TPHCM muốn mua thuốc thì phải đăng ký làm sao vậy ?
Cho e hỏi chồng e hay bị dị ứng ngứa,sưng mặt vậy có cách nào chữa khỏi kg vậy ạ,e cảm ơn
bệnh ngứa do dị ứng chỉ có thuốc của dòng họ Đỗ Minh thôi chịu khó điều trị mất thời gian chút nhưng khỏi là khỏi luôn , như mình trước uống thuốc tây cứ bị đi bị lại sau phải điều trị bằng thuốc của dòng họ này gần 3 tháng thì khỏi đó .
Cho e hỏi hoài giờ e ăn gì cũng ko dị ứng mà giờ dị ứng ăn gì đây? E đi xét nghiệm máu bs nói bị Total ige cao nên bị dị ứng!
E đã xét nghiệp tại bệnh viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn! Mà bs cho uống thuốc 1 tháng vừa uống xong toa thuốc hai ngày, thì bị dị ứng lại mà bác sĩ dặn 3 tháng tái khám lại! Dị ứng ngứa nổi lên như là sâu bò và đặt biệt xưng môi trên của miệng! Nên bs cho biết nên kiêng gì? Và tạo sao lại bị sưng như thế?