Dị ứng hải sản: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhanh chóng

Trong các loại thực phẩm, hải sản là nhóm thực phẩm khá đặc biệt vì tất cả các loại hải sản đều có thể gây dị ứng với người có cơ địa quá mẫn. Nhận biết dấu hiệu dị ứng hải sản và cách chữa dị ứng hải sản rất quan trọng vì những trường hợp dị ứng hải sản không hiếm gặp, xảy ra quanh năm ở nước ta

Các chuyên gia xếp dị ứng hải sản vào nhóm dị ứng thực phẩm. Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, khai thác và đánh bắt hải sản tương đối lớn. Do đó những trường hợp ghi nhận dị ứng hải sản cũng rất thường gặp, mức độ phổ biến cao, độ nguy hiểm từ nhẹ cho đến tối cấp. Dù loại hải sản nào cũng có thể gây ra dị ứng hải sản, tuy nhiên theo khảo sát tại các bệnh viện ở nước ta, đa số người dân dị ứng nhiều nhất với tôm, cua, sò, mực, cá. Tỉ lệ dị ứng hải sản dao động từ 1 – 2% dân số, tùy theo từng khu vực.

nhận biết và cách chữa dị ứng hải sản
Nhận biết dị ứng hải sản và chữa đúng cách giúp hạn chế tình trạng dị ứng kéo dài dai dẳng

I. Vì sao bị dị ứng đồ biển, hải sản?

Dị ứng hải sản (hay dị ứng đồ biển) có liên quan mật thiết đến cơ địa và hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Có thể tạm chia nguyên nhân gây dị ứng hải sản gồm 3 loại phổ biến, bao gồm:

1. Protein lạ trong hải sản gây dị ứng

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá, mực,… đều rất giàu protein và các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên trong thành phần của các loại hải sản này đôi khi cũng có những protein lạ. Đối với người bình thường thì các loại protein lạ này không nguy hiểm. Nhưng ở người quá mẫn cảm với những protein này sẽ xem chúng là yếu tố lạ (dị nguyên), cần bảo vệ, ngăn chặn xâm nhập vào cơ thể.

Khi cơ thể tiếp xúc với các loại protein lạ này sẽ sinh ra hàng loạt các kháng nguyên. Lượng kháng nguyên này trong quá trình ngăn chặn các dị nguyên sẽ góp phần gây ra các triệu chứng quá mẫn dị ứng ngoài da.

2. Protein lạ kết hợp với các yếu tố khác gây dị ứng

Một số loại protein lạ không thực sự là một loại kháng nguyên hoàn chỉnh, tuy nhiên chúng lại đóng vai trò là một bán kháng nguyên (hapten). Khi vào cơ thể của người có cơ địa mẫn cảm với hải sản và kết hợp với một số yếu tố khác, chúng sẽ trở thành một dị ứng nguyên thật sự.

Cơ thể cũng sẽ sản xuất ồ ạt các kháng nguyên để chống lại các dị ứng nguyên được tạo thành từ protein lạ có trong các loại hải sản. Quá trình này cũng góp phần gây ra tình trạng dị ứng hải sản và làm bùng phát các triệu chứng.

3. Dị ứng do histamine trong hải sản

Histamine (công thức C5H9N3) là một amin sinh học, đồng thời là thành phần quan trọng có trong hệ miễn dịch của cơ thể. Trong cơ thể người, loại amin này tồn tại trong tế bào bạch cầu mast. Đây là một trong những thành phần có vai trò quan trọng, thúc đẩy các phản ứng dị ứng, trong đó có dị ứng hải sản. Ngoài ra, histamine còn có thể được tạo thành ở một số loại hải sản, nhất là cá do quá trình chuyển hóa chất histidine và decarboxylase trong hải sản thành histamine.

Một số hải sản như cá thu, cá ngừ, cá nục,… có lượng histamine cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Nếu ăn quá nhiều hải sản có chứa histamine sẽ gây ra dị ứng hải sản hoặc ngộ độc tùy theo lượng sử dụng, mức độ mẫn cảm của bệnh nhân. Thông thường lượng histamine đưa vào cơ thể nếu từ 1,500 mg – 4,000 mg có thể dị ứng, ngộ độc. Với người nhạy cảm có thể chỉ cần 8 – 40 mg histamine đưa vào cơ thể đã có triệu chứng dị ứng.

Dị ứng hải sản do histamine không đơn thuần do cơ địa dị ứng bởi vì độc tính của histamine tùy thuộc vào tổng lượng histamine đưa vào cơ thể chúng ta. Nếu lượng histamine vượt mức mà cơ thể chấp nhận thì có thể gây dị ứng, ngộ độc. Do đó có những trường hợp bệnh nhân không có tiền sử dị ứng với cá biển nhưng ăn quá nhiều cá có lượng histamine cao thì có các phản ứng dị ứng.

Trao đổi của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồ Vĩnh Phước về tình trạng dị ứng hải sản:

II. Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng hải sản

Dấu hiệu dị ứng hải sản tùy theo mức độ dị ứng nặng hay nhẹ mà các triệu chứng có thể khác nhau. Thông thường các triệu chứng dị ứng hải sản gồm có:

  • Triệu chứng thường gặp nhất là phát ban ngoài da, xuất hiện các sẩn đỏ, ngứa ngáy
  • Sưng phù tại một số vị trí như môi, lưỡi, mặt, má, quanh mắt,…
  • Một số trường hợp có mụn nước, khi vỡ để lại vảy tiết, thương tổn trên bề mặt da
  • Nôn nao cồn cào, khó chịu, da râm ran
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Chóng mặt, hoa mắt đau đầu, ý thức kém, lơ mơ, mất ý thức, ngất xỉu
  • Ngứa rát, nóng ran khoang miệng, cổ họng
  • Khó thở, cảm giác khò khè, nghẹt mũi, thở không xuôi
  • Sốc phản vệ, co giật, tuột huyết áp, trụy mạch
triệu chứng dị ứng hải sản, chữa dị ứng với hải sản
Ngứa sau khi ăn là dấu hiệu đặc trưng cuả dị ứng hải sản. Ngoài ra tùy trường hợp nặng, nhẹ mà có thể có thêm các triệu chứng khác

Tìm hiểu thêm về bệnh dị ứng và những cách chữa dị ứng phù hợp

III. Dị ứng hải sản nguy hiểm thế nào?

Ở mức độ nhẹ, dị ứng hải sản thường chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Tuy nhiên những trường hợp dị ứng hải sản nặng còn có thể dẫn tới tình trạng nôn mửa, khó thở, đau đầu, chóng mặt,… Các triệu chứng dị ứng này còn gọi là ngộ độc hải sản, khá nghiêm trọng. Nặng nhất là các triệu chứng sốc phản vệ, mức độ nguy hiểm và đe dọa tính mạng cao. Tuy nhiên tỉ lệ sốc phản vệ do dị ứng tương đối thấp.

Với những trường hợp dị ứng hải sản mức độ nhẹ có thể tự khỏi hoặc dùng một số loại thuốc chống dị ứng thông thường. Đợt dị ứng thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên với những trường hợp ngộ độc hay sốc phản vệ thì cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện vì đây là những trường hợp rất nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

cấp cứu sốc phản vệ do dị ứng hải sản
Những trường hợp sốc phản vệ do dị ứng hải sản chiếm tỉ lệ rất thấp, tuy nhiên đặc biệt nguy hiểm nên cần phải cấp cứu ngay

IV. Cách chữa dị ứng hải sản giúp giảm nhanh triệu chứng

Có khá nhiều cách chữa dị ứng đồ biển với nhiều loại thuốc có tác dụng riêng biệt. Tùy theo tình trạng dị ứng hải sản của bệnh nhân ở mức độ như thế nào mà việc điều trị dị ứng hải sản cũng sẽ có một số điểm nhất định cần lưu ý. Người bị dị ứng hải sản có thể được điều trị bằng một số phương pháp:

1. Dùng thuốc kháng histamine, thuốc giải dị ứng

Các thuốc kháng histamine có tác dụng giúp ức chế quá trình tăng tiết histamine trong hệ thống miễn dịch, qua đó cải thiện tình trạng dị ứng hải sản. Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc giải dị ứng, thuốc kháng histamine trong đợt dị ứng để cơ thể không giải phóng thêm histamine vào máu. Từ đó kiểm soát không để cho các dấu hiệu dị ứng hải sản nặng hơn. Các nhóm thuốc kháng histamine này gồm có:

  • Phenergan
  • Cetirizin
  • Chlopheniramin
  • Loratadin
  • Một số thuốc khác

2. Dùng thuốc bôi ngoài da

Các thuốc bôi ngoài da thường dùng kèm với các loại thuốc kháng histamine trong đợt dị ứng hải sản. Sau khi cơ thể đã giảm lượng histamine trong máu, các triệu chứng dị ứng được kiểm soát, các loại thuốc bôi ngoài da sẽ giúp giảm các triệu chứng còn lại trên da như giảm ngứa, giảm viêm, sưng, mẩn đỏ, mụn nước,… Đa số các loại thuốc này thường được chỉ định dùng ngắn hạn với lượng phù hợp. Gồm có các thuốc như:

  • Methol
  • Phenol
  • Kẽm sulfat
  • Hồ nước
  • Một số thuốc khác
thuốc điều trị dị ứng hải sản
Các loại thuốc điều trị dị ứng hải sản, giảm triệu chứng ngoài da,… đều cần sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ

3. Thuốc tiêu chảy, chất điện giải

Với những trường hợp dị ứng hải sản nặng, ngộ độc với hải sản, bệnh nhân sẽ có phản ứng nôn để đẩy thức ăn và các yếu tố gây khó chịu ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn có thể kèm theo tiêu chảy. Với những trường hợp này, bác sĩ thường cho bệnh nhân bù nước, chất điện giải, chưa sử dụng ngay các thuốc tiêu chảy để bệnh nhân loại bỏ hết các độc tố còn tồn đọng trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đã hết dị ứng mà các triệu chứng tiêu chảy vẫn còn thì có thể được cân nhắc sử dụng một số thuốc chống tiêu chảy, bao gồm:

  • Smectite
  • Intergrade
  • Berberin
  • Loperamid
  • Và một số thuốc khác

Đối với các loại thuốc điều trị trong đợt dị ứng hải sản đều cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. Điều này giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và quá trình điều trị, đặc biệt là có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

V. Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng hải sản hiệu quả

Đối với các bệnh lý như dị ứng, việc phòng ngừa cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng. Phòng ngừa dị ứng hải sản đúng cách có thể giúp cho bệnh nhân hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát các đợt dị ứng trong tương lai, từ đó tránh được những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe. Để phòng ngừa dị ứng hải sản bạn cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối không dùng hải sản nếu như đã có tiền sử dị ứng hải sản, nhất là dị ứng nặng
  • Không dùng chung chén, đĩa, các vật dụng ăn uống, nhất là khi đã đựng hải sản
  • Hạn chế các món ăn lạ, đặc biệt là các món trộn, nhiều thành phần, các món ăn thập cẩm,… nếu như bạn không rõ có các nguyên liệu hải sản hay không
  • Hạn chế ăn các loại hải sản đã đánh bắt lâu, bảo quản lâu ngày để tránh tình trạng histamine trong các loại hải sản tăng cao
  • Người bị dị ứng hải sản cũng không nên chế biến hải sản, không nên đứng gần khu vực chế biến hải sản, nhất là những trường hợp dị ứng hải sản nặng
phòng ngừa dị ứng hải sản
Kiêng các loại hải sản là cách tố nhất để phòng ngừa tình trạng dị ứng hải sản, nhất là người dị ứng nặng

Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết khi bị dị ứng hải sản, một bệnh dị ứng – miễn dịch khá phổ biến ở nước ta nhưng chưa nhiều người nắm rõ về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Hiểu rõ và tích cực phòng tránh là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn trước dị ứng hải sản. Chúc bạn có những bữa ăn ngon và không còn lo dị ứng.

Người bị dị ứng nên biết

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:07 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn