Kiêng ăn gì khi bị tổ đỉa?

Kiêng ăn gì khi bị tổ đỉa là thắc mắc của bệnh nhân mắc căn bệnh ngoài da tai hại này. Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ trên da nên ngại giao tiếp. Để bệnh mau khỏi, tốt nhất là nên chữa trị tại bệnh viện da liễu và ăn uống kiêng cử, tránh ăn các thức ăn làm bệnh nghiêm trọng thêm.

Kiêng ăn gì khi bị tổ đỉa?

+ Kiêng ăn gì khi bị tổ đỉa là vấn đề bệnh nhân quan tâm. Thứ cần kiêng trước tiên đó là các món ăn có tính nhiệt cao, làm nóng trong người và kích thích phản ứng làm viêm da như thịt chó, thịt trâu,…

+ Kiêng ăn các món tanh như cá chạch, tôm, cua,… các món ăn tanh khiến cơ thể nổi dị ứng mẩn đỏ, tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn.

+ Kiêng ăn các món từng khiến cơ thể dị ứng. Nếu có tiền sử dị ứng với món ăn nào thì tốt nhất là đừng nên ăn lại món đó lần hai.

+ Kiêng ăn các món ăn có gia vị cay nóng như tiêu, ớt, ngũ vị hương,… Các món cay nóng là tác nhân kích ứng gây viêm trên da.

+ Món ăn nhiều đường, muối dễ làm kích thích phản ứng viêm tấy trên da, nhất là các vùng da đang bị tổn thương do bệnh tổ đỉa. Món ăn của bệnh nhân tổ đỉa nên được chế biến nhạt, loãng hơn bình thường.

+ Chất kích thích, bánh kẹo và nước ngọt có gas cũng là những thứ cần kiêng khi bị tổ đỉa nếu không muốn bệnh nặng thêm. Người bị tổ đỉa cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và củ quả.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những lưu ý quan trọng khi mắc bệnh tổ đỉa

1. Thận trọng nếu dùng mỹ phẩm

Những người có tiền sử bệnh tổ đỉa, hen suyễn, nhức đầu, viêm da,…nên thận trọng khi dùng các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da. Hãy chọn loại có thương hiệu uy tín và dùng thử ở vùng da cổ tay, sau 1 đêm không có biểu hiện bất thường hãy sử dụng.

Khi mua một loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da nào mới cũng nên chú ý nguồn gốc xuất xứ và phải dùng thử trước khi dùng trên da mặt hoặc da toàn thân. Nếu có các phản ứng mẩn đỏ, viêm da thì nên ngưng dùng ngay và đến gặp bác sĩ da liễu.

2. Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi

Bệnh tổ đỉa dễ tấn công cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, các tác nhân gây dị ứng dễ xâm nhập cơ thể. Để không bị bệnh tổ đỉa tấn công, tốt nhất là nên bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời. Mặc các loại quần áo đủ dài bảo vệ cơ thể, đeo khẩu trang, mang bao tay khi cần thiết,…

3. Tránh tiếp xúc với các hóa chất trực tiếp

Người bị tổ đỉa là người có làn da nhạy cảm hơn bình thường. Để bệnh không tái phát, tốt nhất là nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, thuốc trừ sâu,…

Nếu dị ứng với hóa chất nào thì nên tránh xa, dị ứng xà phòng thì nên mang bao tay khi rửa chén, giặt giũ,…

4. Thận trọng khi ăn món lạ

Những món ăn lạ thường chứa các histamin khiến cơ thể dị ứng. Tốt nhất là khi ăn các món ăn lạ chỉ nên ăn ít, thấy biểu hiện bất thường là ngưng ăn ngay.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn