Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Laratadin Stada 10mg là một trong những nhóm thuốc kháng histamin thường được dùng trong chữa bệnh mề đay, dị ứng.

Laratadin Stada 10mg
Laratadin Stada 10mg dùng để chữa bệnh dị ứng, nổi mề đay,…

Thông tin cần thiết về thuốc Laratadin Stada 10mg

Thuốc Laratadin Stada 10mg khá quen thuộc trong điều trị các bệnh về mề đay, dị ứng, dùng trong những trường hợp quá mẫn cảm. Bao gồm các loại là viên nén, viên ngậm và siro.

1. Thành phần của thuốc Laratadin Stada 10mg

Thành phần chính của thuốc là Loratadin – đây chất kháng histamin tricyclique mạnh, có công dụng là kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1). Đây vốn là thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, tác dụng nhanh và kéo dài hơn các thuốc kháng histamin thế hệ đầu. Đồng thời nó không gây ra tác dụng phụ là gây buồn ngủ như thuốc thế hệ đầu và thế hệ 2 khác. Loratadin sẽ làm giảm bớt triệu chứng viêm, chống dị ứng và nổi mề đay nhờ vào tác dụng ngăn chặn sự phóng thích histamin.

Về dược động học, Loratadin được hấp thụ khá nhanh, đạt tác dụng sau 1 – 4 giờ, đạt tác dụng tối đa sau 8 – 12 giờ.

2. Công dụng của thuốc Laratadin Stada 10mg

Thông qua thành phần chính, có thể thấy công dụng chính của Laratadin Stada 10mg chính là:

  • Kiểm soát các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh mề đay mãn tính.
  • Ngứa, dị ứng liên quan đến histamin.
  • Giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi, kích ứng ngứa mắt, nóng mắt.

3. Cách sử dụng thuốc Laratadin Stada 10mg

Laratadin Stada 10mg được dùng cho đường uống với liều dùng khuyến cáo cho từng đối tượng là:

  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi, dưới 30kg uống ½ viên mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi, trên 30kg uống 1 viên mỗi ngày.
  • Người cao tuổi, người lớn, trẻ em trên 12 uống 1 viên mỗi ngày.
  • Người bị suy gan hay thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút) uống liều ban đầu là 1 viên, 2 ngày một lần.

4. Chỉ đinh và chống chỉ định

# Chỉ định

  • Người bị ngứa, nổi mề đay, dị ứng liên quan đến histamin.
  • Người bị viêm mũi dị ứng.
  • Người bị viêm kết mạc dị ứng.

# Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

# Trường hợp thận trọng khi dùng thuốc Laratadin Stada 10mg

  • Người bị suy gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc sử dụng 5mg cho liều khởi đầu, 5mg mỗi ngày, 10mg mỗi 2 ngày.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú chỉ sử dụng thuốc Laratadin Stada 10mg khi cần thiết với liều thấp, nên sử dụng trong thời gian ngắn. Vì chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin có thể tiết vào sữa mẹ.
  • Thuốc Laratadin Stada 10mg có thể gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng nhất là ở người cao tuổi nên cần giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận.
  • Những người lái xe, vận hành máy móc nên thận trọng khi dùng vì thuốc cố thể gây đau đầu, chóng mặt.
cách sử dụng Laratadin Stada 10mg
Nên sử dụng Laratadin Stada 10mg theo hướng dẫn

5. Tương tác thuốc Laratadin Stada 10mg

  • Cimetidin sẽ ức chế chuyển hóa loratadin làm tăng nồng độ loratadin huyết tương 60% khi được sử dụng đồng thời.
  • Tăng nồng độ loratadin trong huyết tương lên gấp 3 lần nếu như sử dụng loratadin đồng thời cùng ketoconazol do sự ức chế CYP3A4.
  • Tăng nồng độ loratadin 40% và nồng độ chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin 46% nếu dùng loratadin đồng thời cùng erythromycin.

6. Tác dụng phụ của thuốc Laratadin Stada 10mg

Trong một số trường hợp như sử dụng quá 10mg mỗi ngày, yếu tố cơ địa mà người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

# Thường gặp:

  • Nhức đầu, mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khô miệng, đau dạ dày.
  • Phát ban.

# Ít gặp:

  • Chóng mặt.
  • Hắt hơi, khô mũi.
  • Viêm kết mạc.

# Hiếm gặp:

  • Trầm cảm.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp nhanh trên thất.
  • Chức năng gan bất thường.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Nổi mề đay, ngoại ban, choáng phản vệ.

7. Biện pháp xử lý khi quá liều

Trong trường hợp quá liều, người bệnh cần được điều trị triệu chứng ngay lập tức bằng cách cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh nhân nên được gây nôn bằng sirô ipeca hoặc tự nôn. Nếu trong vòng 15 phút bệnh nhân không nôn thì sử dụng lại liều ipeca. Không hít dịch nôn vào đường hô hấp. Sau gây nôn, dùng than hoạt để hấp thu loratadin còn sót trong bao tử.

Trong trường hợp gây nôn không thành công, xuất hiện triệu chứng co giật, ngất, thiếu phản xạ nôn thì cần tiến hành rửa dạ dày bằng natri clorid 0,9%. Đặt ống nội khí quản để tránh hít phải dịch dạ dày.

Việc sử dụng thuốc Laratadin Stada 10mg cần thông qua ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 20:05 - 08/02/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetirizine STADA® 10 mg – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phụ Bì Khang giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Siro Tiêu Ban Thủy: Tác dụng, cách dùng, nơi bán và giá cả

Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Thuốc dị ứng Aerius, Thành phần, liều dùng và tác dụng phụ

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Ẩn