Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream không còn xa lạ với người Việt bởi thương hiệu Cetaphil từ Mỹ từ lâu đã chiếm được sự tin tưởng.

Tuy nhiên những người bị mề đay mẩn ngứa có thể dùng sản phẩm này không? Công dụng và cách dùng sản phẩm này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

Công dụng và cách dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream
Công dụng và cách dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Những thông tin cần biết về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Việc tìm hiểu những thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng sẽ giúp bạn hiểu chính xác về sản phẩm. Đây cũng là một bước quan trọng trước khi lựa chọn mua hàng và.

1. Xuất xứ và thành phần của kem Cetaphil Cream

Cetaphil là một thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng từ Mỹ với những dòng sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, lành tính thích ứng với nhiều loại da, đặc biệt là da dị ứng, nhạy cảm.

Được sản xuất từ công thức độc đáo, sự kết hợp giữa các chất giữ ẩm, làm mềm nhưng không chứa xà phòng, không gây kích ứng và có độ pH tương đương độ pH tự nhiên đã tạo nên kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream.

Thành phần chủ chốt của Cetaphil Cream bao gồm:  Sodium Hydroxide, Propylene Glycol, Glyceryl Acrylate / Acrylic Copolymer Acid, Disodium EDTA, Propylparaben, Benzyl Alcohol, acrylat / C10 30 Alkyl Acrylate Crosspolymer, Phenoxyethanol, Dimethiconol, PEG 30 Stearate, Glyceryl Stearate, Prunus Amygdalus dulcis (Sweet Almond) Oil, Tocopheryl Acetate, Cetyl Alcohol, Dicaprylyl Ether, Glyceryl Stearate, Dimethicone, Petrolatum, Glycerin, nước.

2. Công dụng của kem Cetaphil Cream

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream được quảng cáo là sẽ mang đến công dụng làm dịu, nuôi dưỡng da, giữ ẩm cho da từ sâu bên trong giúp da trở nên mềm mượt. Đồng thời ngăn ngừa da bị mất độ ẩm, thiếu chất nhờn ẩm là nguyên nhân khiến da bị ngứa, kích ứng, nhanh lão hóa.

Giữ ẩm cho da cũng là một trong những bước quan trọng mà bệnh nhân mắc bệnh mề đay, mẩn ngứa không nên bỏ qua. Bởi quá trình dưỡng ẩm sẽ giúp giảm thiểu những cơn ngứa ngáy, tránh da bị căng khô gây ngứa rát, mẩn đỏ thêm tồi tệ.

3. Đối tượng sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Theo nhà sản xuất, kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream thích hợp với nhiều đối tượng như: 

  • Sản phẩm dành cho cả nam nữ, trẻ em đặc biệt là vào mùa lạnh, khô.
  • Những người có làn da khô mãn tính, thiếu ẩm, nhờn.
  • Người bị mề đay mẩn ngứa, eczema, nhạy cảm.
  • Người có vùng da gót chân, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay chai, nứt nẻ.

4. Cách sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Để sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream hiệu quả, bạn nên thực hiện đúng hướng dẫn dưới đây:

  • Đầu tiên, bạn làm sạch vùng da bị mề đay mẩn ngứa, khô bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Lấy một lượng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream vừa đủ rồi thoa lên những vùng da cần điều trị.
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng để kem nhanh thẩm thấu hơn.
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Tốt nhất bạn nên thoa sản phẩm Cetaphil Cream vào ban dêm để thúc đẩy quá trình tái tạo, dưỡng ẩm và bảo vệ da. Với người bị mề đay mẩn ngứa thì nên bôi 3 – 4 lần mỗi ngày, liên tục trong một tuần cùng với thuốc mỡ được bác sĩ kê đơn.

5. Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Trên thị trường, kem Cetaphil Cream đang được bán với giá dao động từ 250.000 – 480.000 VNĐ. Sản phẩm được bán phổ biến ở các hiệu thuốc, cửa hàng mỹ phẩm trên toàn quốc. Do đó người dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm. Tuy nhiên để tránh sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da thì bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín.

Review về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Mặc dù được cam kết về tính an toàn, lành tính kể cả làn da nhạy cảm, bị mề đay mẩn ngứa tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo qua ý kiến từ những đánh giá khách quan từ người dùng và ý kiến của bác sĩ da liễu chuyên môn.

Sau đây là một số đánh giá từ diễn đàn Webtretho

Bạn gái có nickname pinky_ruby bình luận

“Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream phù hợp cho mọi loại da, mình dùng đã được hai năm rồi đây. Da mình nhạy cảm lắm, có một thời gian bị mẩn ngứa nên dùng cả loại kem do bác sĩ kê đơn nhưng cứ thấy da căng rát lắm thế mà dùng Cetaphil Cream thì dịu da, giảm mẩn ngứa khá tốt.”

Tuy nhiên nhiều người lại cho biết rằng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream lại không có hiệu quả như mong đợi. Điều này cũng khá bình thường vì hiệu quả còn phụ thuộc vào một số yếu tố như co cơ địa, tình trạng da. Đặc biệt với những người bị mề đay mẩn ngứa, eczecma thì còn phụ thuộc vào mức độ bệnh.

Chị có nickname anhvu2801 bình luận

“Con mình bị mề đay, mẩn ngứa, lúc đi khám được kê đơn sử dụng kem Cetaphil Cream. Mình dùng theo đúng hướng dẫn mà không ăn thua vào đâu, chắc là do cơ địa của bé không phù hợp.”

Review về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream
Review về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Đồng thời, trên diễn đàn Webtretho có một số bình luận gây hoang mang cho rằng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream nói riêng và một số dòng sản phẩm của Cetaphil chứa thành phần độc hại. Mặc dù thông tin này chưa được xác định nhưng mọi người muốn sử dụng cũng nên lưu ý, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia da liễu có chuyên môn để tránh tình trạng kích ứng không mong muốn.

Bình luận không tốt về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream
Bình luận không tốt về kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bệnh nhân bị mề đay mẩn ngứa đã có thể đưa ra được quyết định có nên sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream hay không. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetirizine STADA® 10 mg – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phụ Bì Khang giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Siro Tiêu Ban Thủy: Tác dụng, cách dùng, nơi bán và giá cả

Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Thuốc dị ứng Aerius, Thành phần, liều dùng và tác dụng phụ

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Ẩn