Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Histamed là thuốc gì? Công dụng và liều dùng của thuốc ra sao? Tương tác thuốc như thế nào là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được các bác sĩ chỉ định chữa bệnh với loại dược phẩm này.

Để giải đáp những thắc mắc trên, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng trọng trong bài viết dưới đây.

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc
Tìm hiểu Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Histamed là thuốc gì?

Histamed là một trong những loại thuốc có khả kháng và ức chế các hoạt động của histamine hóa học tự nhiên trong cơ thể. Thông thường thuốc sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho các dạng bệnh lý về dị ứng đường hô hấp, các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh.

Thành phần và công dụng của thuốc Histamed

Histamed là sự kết hợp giữa hoạt chất Cetirizine Dihydrochloride và lượng tá dược vừa đủ trong 1 viên.

Với sự kết hợp của những thành phần trên, thuốc có những công dụng sau:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng
  • Chữa bệnh mề đay mãn tính
  • Điều trị bệnh ngứa da
  • Điều trị viêm kết mạc dị ứng
  • Giúp giảm nhanh triệu chứng sổ mũi theo mùa hoặc không theo mùa
  • Làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và sưng tấy do phát ban
  • Giúp giảm triệu chứng ngứa mắt, xót mắt
  • Điều trị chứng ngứa họng do dị ứng.

Liều dùng thuốc Histamed

Đối với liều dùng thuốc, tốt nhất người bệnh nên nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc an toàn, chữa bệnh đúng cách đạt hiệu quả cao. Tuyệt đối không dùng thuốc với liều lượng cao hơn hoặc thấp hơn với liều dùng thuốc đã được quy định. Bên cạnh đó người bệnh cũng không nên tự ý ngưng thuốc, tự ý dùng thuốc trong một thời gian dài khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh có thể tham khảo liều dùng thuốc của chúng tôi dưới đây:

Liều dùng thuốc đối với người lớn

Người bệnh nên uống thuốc 1 viên Histamed 10mg mỗi ngày. Tuyệt đối không được uống hơn 10mg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng thuốc đối với trẻ em

  • Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Ba mẹ không nên cho bé dùng thuốc ở độ tuổi này
  • Đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Liều dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng thuốc tương tự như người lớn.

Lưu ý: Đối với thuốc Histamed ở dạng lỏng, người bệnh nên đo đủ liều lượng thuốc lỏng đúng với 1 viên Histamed 10mg. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn do lượng thuốc với muỗng và cốc đặc biệt.

Cách sử dụng thuốc Histamed

Người bệnh nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa hoặc kiểm tra thông tin về cách sử dụng thuốc có trên nhãn bao bì. Bên cạnh đó bệnh nhân nên dùng kèm thuốc với thức ăn hoặc dùng thuốc khi bụng no để giảm sự kích ứng của thuốc với dạ dày.

Không giống như những loại thuốc chống dị ứng khác, người bệnh không nên nuốt trọn nguyên viên Histamed mà hãy nhai thuốc trước khi nuốt và uống ngay một ly nước lọc đầy sau khi đã nuốt thuốc.

Trong trường hợp các triệu chứng không thể khỏi hoặc trở nặng hơn khi dùng thuốc trong một thời gian dài hãy báo ngay tình hình bệnh lý cho bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc Histamed
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Histamed

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Nếu dùng thuốc quá liều hoặc gặp phải hiện tượng sốc thuốc, người bệnh cần gọi ngay đến trung tâm y tế 115 để được hỗ trợ và cấp cứu. Ngoài ra người bệnh cũng có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh nên ghi lại danh sách những loại thuốc đã sử dụng hoặc mang tất cả vỏ thuốc đã dùng để bác sĩ có thể xem xét tình trạng hiện tại của bệnh nhân kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại thảo dược, các loại thực phẩm chức năng.

Nên làm gì nếu quên một liều thuốc?

Nếu quên một liều thuốc, người bệnh cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp liều thuốc đã quên quá gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không nên uống bù thuốc hoặc uống gấp đôi liều thuốc đã quy định trong cùng một khoảng thời gian.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Histamed

Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Nhịp tim đập không đều, mạch đập nhanh chậm không ổn định
  • Cơ thể yếu ớt, tay chân run rẩy không thể kiểm soát
  • Thường xuyên nhầm lẫn
  • Thị lực bị ảnh hưởng
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Táo bón
  • Cơ thể luôn trong cảm giác mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau họng, ho
  • Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa
  • Có cảm giác buồn nôn
  • Khô rát miệng
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Cơn buồn ngủ kéo dài
  • Đôi khi xuất hiện tình trạng cao huyết áp
  • Lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Làm suy yếu các suy nghĩ phản ứng của người bệnh khiến họ không thể tỉnh táo, tập trung và cảnh giác khi làm bất cứ điều gì.

Danh mục trên đây chưa đầy đủ những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc. Chính vì thế hãy ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu bạn nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Những điều cần lưu ý trước khi dùng thuốc Histamed

Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần xem xét những điều cần lưu ý dưới đây:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng thuốc ngoại trừ có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc khi cơ thể có dấu hiệu bị dị ứng với Cetirizin
  • Việc sử dụng thuốc ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ và dược sĩ
  • Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận cần thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất người bệnh nên báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp
  • Không nên dùng thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì lượng Cetirizin trong thuốc có khả năng gây chứng buồn ngủ cao.
  • Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh dùng đồng thời Histamed với một số loại thuốc khác kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại thảo dược và các loại thực phẩm chức năng

Tương tác thuốc

Thuốc có khả năng tương tác với rượu làm ức chế hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, Histamed còn tương tác với một vài loại thuốc khác làm ảnh hưởng đến các hoạt động của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm tăng tần suất xuất hiện của các tác dụng phụ hoặc khiến tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.

Histamed tương tác với rượu và một số loại thuốc chữa bệnh khác
Histamed có khả năng tương tác với rượu và một số loại thuốc chữa bệnh khác

Chính vì thế hãy báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu bạn cũng đang sử dụng đồng thời những loại thuốc dưới đây:

  • Các loại thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh khác
  • Các loại thuốc giảm đau có chất gây mê
  • Thuốc ngủ
  • Cac loại thuốc relaxers cơ bắp
  • Thuốc điều trị động kinh
  • Thuốc chữa trầm cảm
  • Thuốc an thần

Bên cạnh đó sự đào thải lượng cetirizin ra ngoài bị ngăn cản khi người bệnh sử dụng đồng thời các loại thuốc chứa theophyllin.

Bảo quản thuốc

Thuốc Histamed nên được bảo quản với nhiệt độ trong phòng, không nên để ở những nơi ẩm ướt và tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó người bệnh không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá, giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, tránh để thuốc quá gần với thú cưng. Tốt nhất người dùng nên xem cách bảo quản thuốc có trên bao bì hoặc hỏi ý kiến của dược sĩ.

Ngoài ra người dùng cũng không nên vứt hoặc xử lý thuốc trong toilet, không nên xử lý thuốc qua ống dẫn nước khi không còn sử dụng thuốc. Hãy vứt thuốc đúng cách theo sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải.

Với thành phần là Cetirizine Dihydrochloride, thuốc Histamed có khả năng chống lại các hoạt động của histamine và các tác nhân gây dị ứng khác. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và hiểu rõ về quá trình tương tác thuốc để có thể dùng thuốc an toàn và chữa bệnh hiệu quả.

Kim Linh 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:52 - 10/12/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetirizine STADA® 10 mg – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phụ Bì Khang giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Siro Tiêu Ban Thủy: Tác dụng, cách dùng, nơi bán và giá cả

Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Thuốc dị ứng Aerius, Thành phần, liều dùng và tác dụng phụ

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Ẩn