Thuốc dị ứng Cezil – Thành phần, công dụng và liều dùng

Khi điều trị các bệnh lý về dị ứng da, dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc dị ứng Cezil.

Nếu bệnh nhân đang được chỉ định dùng Cezil, hãy tham khảo những thông tin về thuốc trong bài viết sau!

Thuốc dị ứng Cezil
Thành phần, công dụng và liều dùng thuốc dị ứng Cezil

Thành phần và công dụng của thuốc dị ứng Cezil

Cezil có tên gốc là cetirizine dihydrochloride, pseudoephedrine hydrochloride, tên biệt dược là Cézil-D® – một loại thuốc có khả năng ức chế sự hình thành, phát triển của histamine và một số tác nhân gây dị ứng khác.

Thành phần của thuốc Cezil

Cứ 1 viên nén Cezil sẽ được tạo nên từ hoạt chất Cetirizine hydrochloride 10mg và thành phần tá dược vừa đủ trong một viên thuốc.

Công dụng của thuốc Cezil

Thuốc thường được dùng để ngăn chặn sự phát triển của histamine và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng da, dị ứng cơ địa, phát ban, các dạng dị ứng ở đường hô hấp. Đồng thời giúp hạ sốt và làm giảm các triệu chứng sốt.

Ngoài ra Cezilc còn có công dụng điều trị các triệu chứng khác như:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Hắc hơi thành từng cơn
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Làm giảm áp lực xoang mũi
  • Tạm thời khôi phục khả năng thở bằng mũi giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Liều dùng thuốc dị ứng Cezil

Đối với liều dùng thuốc, người bệnh tốt nhất nên nghe theo ý kiến và sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa để quá trình dùng thuốc trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Liều dùng thuốc dị ứng Cezil
Người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng thuốc dị ứng Cezil

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo liều dùng thuốc dưới đây:

Liều dùng Cezil cho người lớn

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể dùng 2 viên Cezil 5mg mỗi ngày (cách nhau 12 tiếng). Tuyệt đối không nên dùng quá 2 viên thuốc trong 24 giờ.

Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, bệnh thận cần đặc biệt thận trọng trong việc điều trị dị ứng bằng thuốc Cezil, tốt nhất nên hỏi qua bác sĩ trước khi dùng.

Liều dùng Cezil cho trẻ em

Trẻ em nên sử dụng thuốc với liều lượng như sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc Cezil. Bởi các thành phần trong thuốc vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh có thể dùng cho độ tuổi này.
  • Trẻ em trên 12 tuổi dùng liều lượng thuốc tương tự như người lớn.

Cách dùng thuốc Cezil

Người bệnh nên dùng Cezil theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phù hợp với mức độ phát triển bệnh lý hiện tại, giúp bệnh mau chóng khỏi hẳn. Bệnh nhân tuyệt đối không nên dùng nhiều hơn hoặc ít hơn số thuốc đã quy định.

Khi dùng thuốc người bệnh không nên nhai thuốc, không bẻ thuốc làm đôi, không tán nhuyễn thuốc mà phải nuốt cả nguyên viên với một cốc nước đầy. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thuốc ngay cả lúc đói hoặc lúc no.

Nên làm gì trong trường hợp uống thuốc quá liều?

Trong trường hợp uống thuốc quá liều gây nên tình trạng sốc thuốc, người bệnh nên gọi ngay cấp cứu hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ghi lại tất cả danh sách thuốc dùng kèm, mang theo số thuốc đã dùng kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn để bác sĩ có thể kiểm tra thuốc.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Trong trường hợp quên sử dụng một liều thuốc, người bệnh cần uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu quá gần với liều tiếp theo người bệnh nên bỏ qua liều đã quên trước đó mà uống liều kế tiếp đúng giờ. Tuyệt đối không  được phép dùng gấp đôi số thuốc đã quy định.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc dị ứng Cezil

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp bao gồm:

  • Khô rát miệng
  • Ảo giác trong một thời gian
  • Đau nhức đầu
  • Buồn ngủ
  • Mất ngủ
  • Có cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân.

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc. Chính vì thể trong thời gian điều trị, người bệnh có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu lạ khác. Tuy nhiên so với những loại thuốc kháng histamine và kháng dị ứng khác, tác dụng phụ ở thuốc Cezil rất hiếm gặp.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc dị ứng Cezil

Trước khi quyết định sử dụng thuốc để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh không được dùng thuốc nếu cơ thể bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu người bệnh có ý định sử dụng đồng thời thuốc Cezil cùng với những loại thuốc khác (kể cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thảo dược và các loại thực phẩm chức năng).
  • Báo cho bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng hoặc đang bị dị ứng với những loại thực phẩm, hóa chất hoặc các loại thuốc nào khác.
  • Bệnh nhân không nên lái xe và không nên vận hành máy móc vì thuốc có thể gây nên tình trạng buồn ngủ
  • Khi nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Tương tác thuốc

Cezil có khả năng tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm, đồ uống và một số bệnh lý liên quan.

Tương tác thuốc
Qúa trình tương tác thuốc của thuốc dị ứng Cezil

Cezil có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc dị ứng Cezil có khả năng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của một số loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng hoặc khiến tầng suất xuất hiện của các tác dụng phụ cao hơn rất nhiều so với thông thường. Chính vì thế người bệnh hãy viết một danh sách thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể xem xét mức độ tương tác thuốc.

Ngoài ra người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, tự ý dùng thuốc hay thậm chí tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng thuốc đã được chỉ định để tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cezil có khả năng tương tác với một số thuốc như:

  • Các loại thuốc kháng histamine có chứa hydroxyzine
  • Các loại thuốc ức chế MAO có khả năng chữa bệnh trầm cảm, điều trị tâm thần, chữa bệnh Parkinson
  • Thuốc an thần.

Thuốc Cezil có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Các loại thức ăn, thức uống có cồn (rượu bia), thuốc lá và một vài chất kích thích khác có khả năng tương tác với một số loại thuốc, trong đó có Cezil.

Tình trạng sức khỏe nào làm ảnh hưởng đến thuốc Cezil?

Một số bệnh lý có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tác dụng của thuốc. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, nhất là đối với những bệnh:

  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim mạch
  • Các dạng bệnh lý về tuyến giáp
  • Bệnh cao huyết áp
  • Tăng nhãn áp
  • Đi tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt.

Bảo quản thuốc

Người bệnh nên bảo quản thuốc dị ứng Cezil tại những nơi thoáng mát, khô thoáng, tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, tránh ẩm và tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra người bệnh cần lưu lại một số lưu ý khi bảo quản thuốc như:

  • Không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm
  • Không bảo quản thuốc trong ngăn đá
  • Đọc kỹ các hướng dẫn bảo quản thuốc có trong bao bì
  • Không để thuốc gần với thú cưng, trẻ em
  • Không vứt thuốc vào toilet, không xử lý thuốc trong các ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu
  • Xử lý thuốc quá hạn đúng cách theo sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương.

Thành phần, công dụng và liều dùng thuốc dị ứng Cezil sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về thuốc. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định để có thể sử dụng thuốc an toàn và đạt hiểu quả chữa bệnh cao.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 15:23 - 08/12/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetirizine STADA® 10 mg – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phụ Bì Khang giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Siro Tiêu Ban Thủy: Tác dụng, cách dùng, nơi bán và giá cả

Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Thuốc dị ứng Aerius, Thành phần, liều dùng và tác dụng phụ

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Ẩn