Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Fexofenadine là thuốc chống dị ứng, kháng histamine có tác dụng kéo dài. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng, thường được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Fexofenadine là thuốc gì
Fexofenadine là thuốc chống dị ứng nhờ khả năng khả năng kháng thụ thể H1
  • Tên khác: Fexofenadin
  • Phân nhóm: Thuốc chống dị ứng
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch uống, viên nén, viên nén phân tán

Những thông tin cần biết về thuốc Fexofenadine

1. Thành phần

Fexofenadine hydrochloride là thành phần chính có trong thuốc Fexofenadine. Đây là một chất chuyển hóa của Terfenadine có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên.

Hoạt chất này được hấp thụ tương đối nhanh sau khi dung nạp vào cơ thể. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong huyết tương ở vào khoảng 2,6 giờ. Đối với người cao tuổi, nồng độ tối đa trong huyết thương của hoạt chất này cao hơn tới 99% so với người bình thường.

2. Công dụng

Fexofenadine là thuốc chống dị ứng thế hệ mới với khả năng kháng thụ thể H1. Đây chính là thuốc kháng Histamine có tác dụng kéo dài thường dùng điều trị các triệu chứng dị ứng. Fexofenadine không có tác dụng an thần hay tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương.

Thuốc Fexofenadine thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thuốc có tác dụng vượt trội trong việc khắc phục các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Ngứa vòm miệng và vòm họng
  • Chảy nước mắt
  • Mắt ngứa đỏ
Thuốc Fexofenadine
Fexofenadine có thể được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để biết cụ thể hơn về tác dụng của thuốc Fexofenadine. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa nhận được chỉ dẫn từ bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Fexofenadine chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng – Liều lượng

Thuốc Fexofenadine được dùng theo đường uống. Đối với dạng viên nén, bạn nên uống cùng một ly nước lọc đầy. Tuyệt đối không dùng chung với bất cứ loại thức uống nào khác. Không nhai, bẻ hay nghiền viên thuốc khi uống.

Liều dùng được đề cập dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho chỉ dẫn của nhân viên y tế.

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 60mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Người bị suy thận: 60 mg/lần, ngày dùng 1 lần duy nhất.

Tốt nhất, bạn nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để nắm được thông tin về liều dùng phù hợp nhất với hiện trạng của mình. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều hay ngưng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định.

5. Dạng bào chế – Hàm lượng

  • Hỗn dịch uống: 30mg/5ml
  • Viên nén dùng: 30mg – 60mg – 180mg
  • Viên nén phân tán: 30mg

6. Bảo quản

Bạn cần bảo quản thuốc Fexofenadine đúng cách để đảm bảo tác dụng điều trị.

  • Để thuốc nơi thoáng mát, từ 15 – 30 độ, độ ẩm không quá
  • Tránh nơi ẩm ướt, ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Ngưng dùng và xử lý đúng cách khi thuốc hết hạn, hay có dấu hiệu hư hỏng

**Lưu ý: Nhớ chú ý đến thông tin về nhãn sản xuất và hạn sử dụng có in sẵn trên vỏ hộp. Nếu chưa biết cách xử lý khi thuốc không còn giá trị sử dụng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn đi kèm.

7. Thuốc Fexofenadine giá bao nhiêu?

Ở các dạng bào chế và hàm lượng khác nhau, thuốc sẽ được bán với từng mức giá riêng. Thuốc Fexofenadine hydrochloride Tablets 180mg hiện đang được bán với giá tham khảo vào khoảng 320.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fexofenadine

1. Khuyến cáo

Một số vấn đề sức khỏe có thể sẽ bị ảnh hưởng khi bạn sử dụng thuốc Fexofenadine, nhất là dùng trong thời gian dài. Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận hay cho người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi.

Fexofenadine
Thận trọng khi dùng thuốc Fexofenadine cho đối tượng người già

Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể về những rủi ro của thuốc Fexofenadine khi dùng cho phụ nữ mang thai hay cho con bú nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng. Báo ngay cho bác sĩ được biết nếu bạn thuộc nhóm đối tượng đặc biệt này để được cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro trước khi chỉ định dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Fexofenadine có thể sẽ khiến bạn gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Ở mức độ nhẹ các tác dụng phụ thường sẽ giảm khi bác sĩ có sự điều chỉnh về liều lượng và tần suất dùng thuốc. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ phải cần đến các phương pháp khắc phục đặc biệt hơn.

Sau đây là một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Fexofenadine:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng kinh
  • Nhiễm virus cảm cúm
  • Buồn ngủ
  • Khó tiêu
  • Mệt mỏi

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên nhanh chóng chia sẻ với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời. Không tự ý dùng thuốc hay sử dụng bất cứ biện pháp nào để khắc phục các triệu chứng ngoại ý.

3. Tương tác thuốc

Khi tương tác thuốc diễn ra, cơ chế hoạt động của thuốc thường sẽ có sự thay đổi. Trường hợp nhẹ sẽ khiến tác dụng điều trị bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tương tác mạnh sẽ dễ làm phát sinh các vấn đề nguy hiểm mà điển hình là gia tăng mức độ của tác dụng phụ.

Trong quá trình điều trị bạn luôn phải chú ý, bởi Fexofenadine có thể tương tác với thành phần của nhiều loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc.

Fexofenadine được báo cáo là có khả năng xảy ra phản ứng với một số loại thuốc sau:

  • Lomitapide
  • Dihydroxyaluminum Aminoacetate
  • Magaldrate
  • Dihydroxyaluminum Sodium Carbonate
  • Magnesium Oxide
  • Magnesium Trisilicate
  • Magnesium Carbonate
  • Magnesium Hydroxide
  • St John’s Wort
  • Simeprevir
  • Tocophersolan
  • Aluminum Hydroxide
  • Aluminum Phosphate
  • Aluminum Carbonate, Basic
  • Tocophersolan
  • Nilotinib

Bạn có thể tham khảo thêm với bác sĩ để biết cụ thể hơn danh sách các thuốc có thể tương tác với Fexofenadine. Trước khi dùng Fexofenadine, hãy báo cho bác sĩ danh sách tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng để dự phòng tương tác. Nếu xác định có tương tác xảy ra, bác sĩ thường sẽ điều chỉnh liều, giãn cách thời gian dùng hoặc yêu cầu bạn ngưng thuốc. Trong trường hợp cần thiết sẽ chỉ định thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:53 - 16/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Chia sẻ thông tin tham khảo về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị mề đay mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Cream – Công dụng và cách dùng

Thuốc Cetirizine STADA® 10 mg – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Phụ Bì Khang giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc Fexofenadine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc clorpheniramin: Công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Siro Tiêu Ban Thủy: Tác dụng, cách dùng, nơi bán và giá cả

Laratadin Stada 10mg là thuốc gì? [Thông tin nên biết trước khi dùng]

Thuốc dị ứng Aerius, Thành phần, liều dùng và tác dụng phụ

Histamed là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Ẩn