Bị chàm nên ăn và kiêng ăn các loại thực phẩm gì?

Bị chàm nên ăn và kiêng ăn các loại thực phẩm gì bạn có biết? Chàm là căn bệnh ngoài da gây khô nứt, bong da, tấy đỏ, ngứa ngáy,… Chàm có thể ở mặt, tay chân, cơ quan sinh dục,…gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi bị bệnh, ngoài việc tích cực điều trị thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý cho mau khỏi bệnh.

Bị chàm nên ăn các loại thực phẩm sau:

+Uống nhiều nước

Cơ thể con người có hơn 70% là nước. Vì thế, muốn có làn da khỏe hơn thì nên uống nước nhiều hơn 2,5 lít mỗi ngày. Người bị bệnh chàm có da khô nên càng phải bổ sung nước cho da mau được tái tạo, duy trì độ ẩm cho làn da.

Nước nên uống là nước lọc, nước ép từ các loại trái cây, củ quả nhiều vitamin, nước khoáng thiên nhiên.

+Vitamin C

Vitamin C là chất kháng histamin tự nhiên, giúp tái tạo tế bào da khỏe, chống oxy hóa cho làn da.

Bổ sung vitamin C từ các viên uống hoặc trái cây như bưởi, cam, quýt,…

+Vitamin B

Vitamin B là dưỡng chất quan trọng trong việc duy trì làn da, tóc, móng khỏe mạnh. Vitamin B còn góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng, tái tạo mô. Bổ sung vitamin B qua việc ăn nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc,…

+Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A giúp tăng cường đề kháng, chống viêm trên da. Nên ăn nhiều đu đủ, cà rốt, cà chua, gấc,… để bổ sung vitamin A cho cơ thể.

+Vitamin E

Vitamin E có vai trò chống oxy hóa cho da, dưỡng ẩm và làm mềm da. Thực phẩm giàu vitamin E là giá, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, đậu phộng,…

Với công dụng tốt trong việc chữa bệnh ngoài da, vitamin E thường được chiết xuất dùng trong các sản phẩm kem bôi da.

+Kẽm

Các thực phẩm chứa kẽm người bị chàm nên ăn để thúc đẩy sản sinh và tổng hợp protein. Tuy nhiên, không nên cung cấp nhiều hơn 300g thực phẩm chứa kẽm mỗi ngày để tránh các vấn đề về sức khỏe.

Thực phẩm giàu kẽm là cá biển, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, đậu,….

+Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh có vả vẫn còn xa lạ với một số người. Dầu hạt lanh ngăn chặn được yếu tố gây viêm, giảm được triệu chứng các bệnh ngoài da. Dầu hạt lanh có thể dùng dạng bột hoặc dạng dầu lỏng để nêm thêm vào thức ăn hàng ngày.

+ Dầu anh thảo

Dầu anh thảo giàu omega-6, giúp khôi phục các tế bào da tổn thương và chữa các bệnh ngoài da hiệu quả. Bệnh nhân bị chàm có thể tham khảo tiêu thụ 3g dầu anh thảo mỗi ngày cho mau khỏi bệnh.

+Dầu cá

Dầu cá được sản xuất dưới dạng các viên nang, có nhiều omega-3 cải thiện được triệu chứng viêm nhiễm trên da, đồng thời cải thiện được hoạt động của hệ tiêu hóa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Người bị chàm không nên ăn:

+Nội tạng động vật

Người bị chàm nên kiêng các loại nội tạng động vật. Nội tạng là nơi tích tụ nhiều độc tố, được chế biến kỹ thì vẫn có nguy cơ gây dị ứng và ngứa khi ăn. Tốt nhất, bệnh nhân bị chàm nên kiêng nhóm thực phẩm này đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

+Thức ăn dễ dị ứng

Thực phẩm dễ dị ứng gây ngứa như sữa bò, nhộng tằm, xúc xích, lạp xưởng,… cần được kiêng cữ khi bị bệnh chàm. Bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng với thức ăn nào thì không nên ăn món đó.

+Thức ăn tanh

Thức ăn sống (gỏi, tiết canh,….) và các món ăn có vị tanh nồng dễ kích ứng gây viêm, nổi mề đay dị ứng trên da. Để bệnh chàm mau khỏi, người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm này.

+Chất kích thích

Chất kích thích là tác nhân khiến bệnh chàm khó khỏi, thậm chí còn gây viêm loét và bội nhiễm trên da. Bệnh nhân bị chàm nên tránh xa chất kích thích mới mong khỏi bệnh được.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn