Những dấu hiệu dị ứng thuốc bạn cần cảnh giác

Dị ứng thuốc không phải hiếm gặp. Chúng ta uống thuốc để chữa bệnh nhưng  đồng thời cũng phải chịu không ít phiền phức vì chúng. Không phải người nào cũng có thể tiếp nhận hoàn toàn dược tính của thuốc, nếu cơ thể không chấp nhận thành phần nào đó của thuốc sẽ hình thành ngay cơ chế phản vệ, gây ra nhiều triệu chứng dị ứng khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng của người dùng.

nhung-dau-hieu-di-ung-thuoc

Những dấu hiệu dị ứng thuốc bạn cần cảnh giác

Những dấu hiệu dị ứng thuốc bạn cần cảnh giác

1. Bị viêm da dị ứng

Biểu hiện: đặc trưng nhất là những mụn có chứa nước bên trong mọc đầy trên da. Chúng gây phù, đỏ tấy và rất ngứa, mức độ sẽ phát triển dần theo nhiều giai đoạn. Tình trạng viêm da dị ứng có thể bị khi mới uống thuốc xong nhưng cũng có thể xuất hiện sau đó vài ngày, thậm chí là vài tuần.

2. Bị mày đay mẩn ngứa

Là một trong những biểu hiện lâm sàng thường thấy khi bị dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, thức ăn,…. Ban đầu ngừoi uống thuốc phát hiện da nóng hầm hập, bề mặt da dần nổi những những sẩn to phù nề, ban đỏ rải rác vài nơi hoặc khắp cơ thể đi kèm với ngứa rát vô cùng. Các triệu chứng này có thể biến mât hoàn toàn sau đó không lâu hoặc có thể phát triển nặng thêm và có thêm các biểu hiện khác như buồn nôn, đầu đau buốt, các khớp xương nhức mỏi, đau bụng, có sốt, người yếu mệt,…

3. Da toàn thân đỏ ửng

Ban đầu là cảm giác nóng bừng bừng kèm theo nhiều cơn ngứa rất khó chịu. Ngoài ra còn có những triệu chứng rất đặc trưng như rối loạn tiêu hóa, bị sốt cao, nhiều sẩn đỏ nổi lên, có nhiều lớp vảy màu trắng trên da, da khô, dễ bị nứt da, nhất là vùng kẽ của ngón tay chân. Ở những chỗ bị nứt da có chảy dịch màu vàng, không chăm sóc kĩ rất dễ bội nhiễm.

4. Hội chứng phù Quincke

Dấu hiệu dị ứng thuốc này thường xuất hiện nhanh chóng, dễ nhận thấy những bộ phận có làn da mỏng như môi, mắt, cổ, mặt, bộ phận sinh dục, da bụng,…sưng phù. Các chỗ bị phù da sẽ có màu hồng sáng, rất ngứa.

Phù quincke nếu xảy ra ở hệ thống dây thanh quản sẽ dẫn đến sưng viêm mạc thanh quản, cản trở đường thở. Nếu xuất hiện ở não bộ sẽ khiến bệnh nhân đau đầu dữ dội, còn xuất hiện trong đường ruột thì gây đau bụng, buôn nôn.

5. Cảnh giác chứng mất bạch cầu hạt

Cơ thể người uống thuốc đột ngột bị sốt cao, bị mất sức rất nhanh, mệt mỏi vô cùng, thậm chí có thể bị mất ý thức. Bên cạnh đó còn có nhiều triệu chứng ngoài da như ban đỏ sống như nổi sởi, niêm mạc ở miệng mũi, bộ phận sinh dục bị viêm lớt, hoại tử. Biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục sớm đó là viêm, tắc ở tĩnh mạch, viêm phổi, nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.

6. Hội chứng Lyell khi bị dị ứng thuốc

Da bị dị ứng và nhiễm độc rất nghiêm trọng, có thể gây hại đến sinh mạng bệnh nhân, diễn tiến của bệnh có thể chỉ trong vài giờ hay kéo dài đến vài tuần sau khi người bêngj dùng thuốc. Dấu hiệu nhận biết là ngủ khó, không ngủ được, bị sốt cao, người bị nổi mẩn ngứa. Sau vài ngày, lớp thượng bì của da bong hoàn toàn, chỉ cần tác động nhỏ cũng khiến lớp da này bị tuột. Tình trạng dị ứng này rất nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

7. Sốc phản vệ sau khi uống thuốc

Xuất hiện nhanh chóng, dị ứng thuốc bị ngay khi mới uống, bôi vài giây hoặc chậm nhất là nửa tiếng. Mới đầu, người gặp nạn cảm thấy bất an, bồn chồn trong lòng, môi và lưỡi tê dại. Ngay sau đó các dấu hiệu khác tiếp nối nhanh chóng như mạch đập nhanh nhưng nhỏ, rối loạn đại tiểu tiện, nôn ói liên hồi, đau bụng dữ dội, hô hấp kém, ngứa khắp người, tụt huyết áp.

Trường hợp xấu là rơi vào tình trạng hôn mê, nhịp tim rối loạn, nghẹt thở, tim ngừng đập. Có nguy cơ tử vong sau vài phút sốc vì dị ứng thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:02 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn